VECA Việt Nam

Thông tin về phế liệu và phân loại phế liệu

Thông tin về phế liệu và phân loại phế liệu

Thông tin về phế liệu và phân loại phế liệu

Thông tin về phế liệu và phân loại phế liệu

Thông tin về phế liệu và phân loại phế liệu

Phế liệu là thuật ngữ đề cập tới các vật liệu và sản phẩm sau quá trình sử dụng. Trong bối cảnh hiện nay, việc nắm rõ các vấn đề về loại phế liệu và các phân loại chúng giúp chúng ta tham gia tích cực vào việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả nhất.

Phế liệu là gì?

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một vài thông tin về phế liệu có mặt trên thị trường hiện nay

Phế liệu còn gọi là Scrap, là phế phẩm tồn đọng lại trong quá trình sản xuất hay tiêu dùng được thu gom lại để tái chế, tái sử dụng hoặc làm nguyên liệu sản xuất. Theo chuyên gia thuộc lĩnh vực khoa học pháp lý, phế liệu được hiểu là vật liệu được loại bỏ trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng. Các loại phế liệu này phải đảm bảo các yêu cầu để có thể tái chế hay tiếp tục làm nguyên vật liệu sản xuất.

Theo từ điển tiếng việt, những vật tư bỏ đi từ việc chế biến được xem là phế liệu. Có thể hiểu trong quá trình sử dụng nguyên vật liệu, tất cả những thứ bị bỏ đi đều trở thành phế liệu. Tuy nhiên, với các giải thích này thì nó khá giống với chất thải. Vì chất thải là rác, là vật bỏ đi sau quá trình sử dụng. Vì vậy, theo quy định này thì phế liệu là một dạng của chất thải.

Dù cách sử dụng ngôn từ có hơi khác nhưng xét về bản chất 2 định nghĩa phế thải và phế liệu này không có sự khác biệt. Theo Luật Bảo vệ môi trường (2005) định nghĩa phế liệu là sản phẩm bị loại bỏ trong quá trình sử dụng nhưng được thu hồi để phục vụ cho quá trình sản xuất.

Theo nghĩa cơ bản nhất, phế liệu là vật liệu không sử dụng được bị loại bỏ khỏi công việc sản xuất. Phế liệu có thể được gây ra bởi nhiều yếu tố bao gồm kiểm soát chất lượng kém, quy trình không hiệu quả và đào tạo kém. Giảm phế liệu sản xuất sẽ tiết kiệm tiền trong thời gian ngắn và tăng hiệu quả theo thời gian, thậm chí còn tiết kiệm được nhiều tiền hơn.

Bên cạnh đó, phế liệu cũng bao gồm các vật liệu nhỏ nhưng không đáng kể, ví dụ như vật liệu hiệu đó còn sót lại và không cần thiết cho quá trình sản xuất chẳng hạn. Tuy nhiên, những mạnh vụ được tích tụ lại theo thời gian khiến doanh nghiệp của bạn tốn kém tiền trong quá trình thu gom và xử lý.

Phế liệu & phân loại

Hiện nay, phế liệu trên thị trường được chia thành nhiều loại theo nhiều cách gọi khác nhau. Tuy nhiên chúng ta sẽ thường bắt gặp 3 loại phế liệu sau:

  • Phế liệu thô

Phế liệu thô chiếm tới 66,67% trong tổng số 3 loại phế liệu. Chúng gồm có đất đá và nó sẽ được khai thác hay sử dụng như thành những thứ như tro, bê tông, gạch… Hơn hết, nó sẽ không tự bốc cháy nên sẽ khó phân hủy và chất thành đống khi bị thải ra môi trường. Nhiệm vụ chính của phế liệu thô là bồi đắp, san lấp vùng trũng, củng cố cồn đất hay lấn biển bãi đá.

Phế liệu thô chiếm tới 66,67% trong tổng số loại phế liệu với lợi ích bồ đắp, san lấp vũng trũng

  • Phế liệu không nguy hiểm

Phế liệu không nguy hiểm chiếm khoảng 30 - 31% trong tổng số loại phế liệu. Nhóm phế liệu này gồm các loại như thực vật hay giấy, nhựa, sắt, thép… Phế liệu không nguy hiểm là nguồn cung cấp, đồng thời giúp ích cho nền kinh tế hiện nay. Mục đích sử dụng chính của chúng là ủ làm phân bón, tái sử dụng hoặc mang đi tái chế.

Phế liệu không nguy hiểm chúng ta thường thấy trong đời sống

  • Phế liệu nguy hiểm

Phế liệu nguy hiểm chiếm khoảng 2 - 3% trong tổng số phế liệu. Chúng gồm có những vật liệu đến từ y tế, kim loại độc hại, từ khí thải nhà kính hay nhà máy phóng xạ… Để xử lý những loại phế liệu này một cách có hiệu quả bắt buộc người xử lý cần có chuyên môn cao, máy móc xử lý hiện đại, đảm bảo chất lượng để tránh gây ô nhiễm đến sức khỏe và môi trường.

phế liệu nguy hiểm cần các chuyên gia, những người trong ngành sử lý một cách hiệu quả, an toàn

Việc hiểu rõ về loại phế liệu sẽ cho chung ta thêm những kiến thức trong việc phân loại và xử lý. Hy vọng trong bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm thông tin trong việc tìm hiểu thị trường này của mình.